Liên kết Web

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

0
8
9
8
7
7
0

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
0
2

  • Tin du lịch
  • Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống  


                                                         Việt Phan

    Di sản văn hóa và lễ hội truyền thống là một trong những yếu tố quan trọng, hấp dẫn và có thể khai thác phát triển du lịch, bởi vậy những năm gần đây, ngành Văn hóa tỉnh đã quan tâm bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn liền hoạt động du lịch.

    Là địa phương có hơn 40 dân tộc anh em cùng nhau sinh sống, mỗi dân tộc đều có nét văn hóa và hoạt động lễ hội truyền thống độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa, điều này được thể hiện rõ trong đời sống văn hóa tâm linh và các sinh hoạt văn hóa dân gian khác. Cùng với sự đổi mới trong nhận thức, các cấp, các ngành đã có sự đánh giá ngày càng đúng đắn hơn về vị trí, vai trò của văn hóa đối với sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng. Theo đó, để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tỉnh Đắk Nông đã ban hành các Nghị quyết, kế hoạch cụ thể để chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện, trong đó có chỉ ra các nhiệm vụ và giải pháp để bảo tồn. Đặc biệt, được sự hỗ trợ của UNESCO và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các sở, ngành liên quan đã xây dựng các chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện. Hàng năm, ngoài việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao tại các khu, điểm du lịch, ngành Văn hóa còn trưng bày các hình ảnh gắn liền với đời sống đồng bào các dân tộc bản địa, nhất là việc tổ chức các lễ hội truyền thống như lễ cưới của người M’nông, lễ cúng sức khỏe, lễ sum họp cộng đồng… Đây được xem là sự khởi đầu cho việc kết hợp lễ hội truyền thống vào hoạt động du lịch. Không những vậy, các đơn vị lữ hành khi xây dựng các tuor đến các điểm du lịch sinh thái của tỉnh đều lên kế hoạch đưa du khách đến với vùng đất có nền văn hóa lâu đời, đặc sắc… Từ năm 2004 đến nay, thông qua nhiều đề án mà tỉnh đã khôi phục được 40 lễ hội truyền thống và thành lập, duy trì hơn 70 đội văn nghệ dân gian già và trẻ… Mỗi khi địa phương tổ chức sự kiện, các đội văn nghệ đều tích cực tham gia. Cùng với đó, một số lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc phía Bắc cũng được quan tâm, bảo tồn.

                Không chỉ sở hữu nguồn tài nguyên văn hóa có giá trị, Đắk Nông còn có hệ thống hang động núi lửa thuộc Công viên địa chất Đắk Nông (CVĐC) với diện tích trải dài qua 6 huyện, thị xã. Ngoài giá trị chủ đạo là sản địa chất liên quan đến hoạt động núi lửa, tài nguyên sinh học thì CVĐC Đắk Nông còn chứa đựng kho tàng di sản văn hóa rất độc đáo. Năm 2017 những dấu vết của cư dân thời tiền sử gồm xương động vật, mảnh gốm, mảnh tước, hòn kê, bàn mài… được phát hiện tại khu vực hang động này. Đây là điểm nhấn quan trọng và là nguồn tài nguyên vô hạn có thể khai thác để phát triển du lịch CVĐC trong tương lai. Hiện tại, tỉnh đang tập trung quy hoạch, đầu tư xây dựng đủ các tiêu chí để xây dựng khu du lịch quốc gia tại CVĐC Đắk Nông và hướng đến phát triển du lịch trên cơ sở bảo tồn văn hóa, di sản và phát huy giá trị tự nhiên để tiến tới đề nghị UNESCO công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu làm điểm nhấn thúc đẩy du lịch tỉnh nhà phát triển.

    Di sản văn hóa được xem là tài nguyên du lịch quan trọng. Do đó, việc khai thác các di sản văn hóa trong hoạt động du lịch phải đảm bảo tính hiệu quả nhưng không để lại những hậu quả tiêu cực cho văn hóa và môi trường bản địa. Vì vậy, vấn đề cân bằng giữa phát triển du lịch và gìn giữ các di sản văn hóa luôn là mối quan tâm của tỉnh hiện nay. Vì vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác bảo tồn, thời gian tới các cấp, các ngành cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về giá giá trị của các di sản văn hóa và vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế- xã hội. Đặc biệt là xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương.


    Bản in