Liên kết Web

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

0
8
9
8
7
7
0

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
0
2

  • Tin du lịch
  • Đắk Nông phát triển Du lịch vùng Công viên địa chất  


    Công viên địa chất (tiếng Anhgeopark) là một khu vực tự nhiên, độc đáo, có ranh giới rõ ràng, trong đó chứa đựng một tập hợp các di sản địa chất có giá trị khoa học, phân bố trong phạm vi nhất định, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, đồng thời chứa đựng các giá trị về đa dạng sinh học, khảo cổ, lịch sử, văn hóa xã hội và có diện tích lớn để phát triển kinh tế địa phương, thông qua hình thức phát triển du lịch và các dịch vụ phụ trợ khác. Một công viên địa chất quốc gia khi có đủ điều kiện sẽ được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Theo đó, Công viên địa chất Đắk Nông được xác định với ranh giới trải dài trên 5 huyện và 01 thị xã gồm các huyện, thị: Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk G’Long và thị xã Gia Nghĩa. Nằm trên cao nguyên M’nông hùng vỹ, Công viên địa chất Đắk Nông hội tụ đầy đủ các tiêu chí về địa chất, đa dạng sinh học, cảnh quan, khảo cổ, văn hóa xã hội,….để được công nhận là công viên địa chất toàn cầu. Chính vì vậy, ngày 28/11/2018 vừa qua, tỉnh Đắk Nông đã nộp hồ sơ đề nghị Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc (gọi tắt UNESCO) công nhận công viên địa chất toàn cầu. Hồ sơ đã xác định hơn 280 di sản bao gồm vật thể và phi vật thể có giá trị về đa dạng sinh học, khảo cổ, lịch sử, văn hóa xã hội. Hiện nay, tỉnh đang nỗ lực để khôi phục và bảo tồn các di sản đó, trong đó phát triển du lịch được xem là yếu tố cốt lõi để góp phần bảo tồn và tạo ra doanh thu của vùng công viên địa chất, giúp ổn định và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.

    Ngay từ đầu, tỉnh đã khảo sát và lựa chọn những địa danh nổi bật trong Công viên địa chất để kêu gọi đầu tư và phát triển du lịch như: Khu du lịch sinh thái văn hóa cụm thác Đray Sáp – Gia Long, huyện Krông Nô, Điểm du lịch sinh thái thác Trinh Nữ, huyện Cư Jút; Lập quy hoạch khu du lịch sinh thái văn hóa Tà Đùng, huyện Đắk G’Long, Khu du lịch sinh thái văn hóa Nâm Nung, huyện Đắk Song; Công viên vui chơi giải trí Liêng Nung, thị xã Gia Nghĩa,…Khôi phục các di tích lịch sử Ngục Đắk Mil, huyện Đắk Mil; Căn cứ kháng chiến B4 – Liên tỉnh IV,…tổ chức các lễ hội để khôi phục văn hóa truyền thống như lễ cúng bến nước, cúng thần rừng,…Thêm vào đó, để đa dạng sản phẩm du lịch vùng Công viên địa chất, từ ngày 16-20/7/2018 và ngày 7-11/10/2018 tỉnh Đắk Nông đã tổ chức 02 đợt khảo sát thực địa của chuyên gia UNESCO đến vùng Công viên địa chất Đắk Nông, các chuyên gia đánh giá rất cao về Công viên địa chất Đắk Nông và đã khuyến nghị xây dựng 03 tuyến du lịch với 44 điểm di sản. Các địa điểm được xác định rất đa dạng từ hệ thống các thác nước, hang động, các miệng núi lửa, các mỏ quặng, di tích lịch sử đến các làng nghề, mô hình nông nghiệp công nghệ cao để phù hợp với 03 chủ đề: “Trường ca của nước và lửa, Bản giao hưởng của sự đổi thay và Âm vang từ trái đất”.

    Hiện nay, tỉnh đã và đang xây dựng đề án chi tiết để xây dựng các hạng mục công trình cơ bản như: bãi đậu xe, nhà chờ, nhà vệ sinh, khu vực đón tiếp, khu tham quan,…với mục đích trước mắt cung cấp những dịch vụ cơ bản nhất cho du khách khi đến tham quan du lịch. Bên cạnh đó, tỉnh đã ban hành Quyết định số 1014/QĐ-UBND ngày 02/7/2018 về việc phê duyệt Đề án phát triển các sản phẩm du lịch, xây dựng mô hình du lịch cộng đồng (homestay) gắn với Công viên địa chất Đắk Nông đến năm 2020 định hướng đến năm 2030; Nghị quyểt 06/2018/NQ-HĐND ngày 02/8/2018 quy định về chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào tỉnh Đắk Nông, Quyết định số 1815/QĐ-UBND ngày 14/11/2018 hướng dẫn thực hiện Quy định về chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào tỉnh Đắk Nông. Các văn bản này đã đánh giá tổng thể thực trạng sản phẩm du lịch vùng Công viên địa chất để đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để phát triển du lịch, trong đó xác định sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh chính là sản phẩm du lịch của vùng vùng Công viên địa chất, theo đó có cơ chế chính sách ưu đãi về đầu tư phát triển du lịch đặc biệt chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch còn hạn chế nhưng nhiều lợi thế để phát triển như hỗ trợ đầu tư cơ sở lưu trú đạt chuẩn: 3 sao được hỗ trợ 10 triệu đồng/01 phòng ngủ, không quá 500 triệu đồng/01 cơ sở; đạt 4 sao được hỗ trợ 20 triệu đồng/01 phòng ngủ, không quá 01 tỷ đồng/01 cơ sở; hỗ trợ thôn, bon, buôn, bản, tổ dân phố làm du lịch homestay có quy mô đón, phục vụ cùng lúc từ 20 khách lưu trú trở lên: 100% kinh phí xây dựng nhà vệ sinh công cộng, lắp đặt bảng chỉ dẫn, không quá 200 triệu đồng/thôn, bon, buôn, bản; Hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng nhà vệ sinh, trang thiết bị phòng lưu trú, không quá 100 triệu đồng/hộ cho hộ làm du lịch homestay và du lịch canh nông (có quy mô đón, phục vụ cùng một lúc từ 10 khách lưu trú trở lên. Hiện tỉnh đã lựa chọn thí điểm 8 thôn, bon, buôn để phát triển du lịch vùng công viên địa chất để đầu tư phát triển gồm bon Đắk R’Moan, Bon N’riêng, Thị xã Gia Nghĩa; Buôn Bour, buôn Nui, Làng văn hóa dân tộc Dao, huyện Cư Jut; Bon Ja Răh, thôn Nam Tân, huyện Krông Nô; bon Kon Hau, huyện Đắk G’Long. Đồng thời, tỉnh cũng đang xúc tiến, quảng bá kêu gọi đầu tư du lịch vào danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong vùng công viên địa chất, song song đó tổ chức các lớp tập huấn cho cộng đồng để cùng làm du lịch trong vùng công viên địa chất. Đó cũng chính là mục tiêu lớn nhất của Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông mà tỉnh Đắk Nông đang nỗ lực xây dựng và hướng tới với hi vọng năm 2020 Công viên địa chất Đắk Nông sẽ được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu và trở thành một điểm đến đặc sắc và hấp dẫn trong lòng du khách trong và ngoài nước.


    Bản in