Liên kết Web

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

0
8
9
8
7
7
0

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
0
2

  • Tin văn hóa
  • Thổ cẩm truyền thống của đồng bào M'Nông Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát triển  


    Cũng như các dân tộc sống trên dãy Trường Sơn, nghề dệt thổ cẩm của người M’nông hình thành, phát triển trải qua nhiều thăng trầm lịch sử và tồn tại cho đến tận bây giờ. Nó minh chứng cho sức trường tồn, sức sống mãnh liệt của mình trong mọi điều kiện lịch sử; góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa cổ truyền và tạo điều kiện cho địa phương phát triển.

    Nghề dệt thổ cẩm trước đây đã đem lại nhiều mặt thuận lợi cho đồng bào M’nông, như tăng thu nhập, cải thiện nhu cầu ăn, mặc của con người; tạo việc làm cho nhiều hộ dân... Trong xu thế phát triển nền kinh tế thị trưởng thì việc phát triển du lịch gắn với phát triển làng nghề truyền thống có mối quan hệ hữu cơ tác động qua lại với nhau để tạo nguồn thu, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Các sản phẩm truyền thống có giá trị thẩm mỹ từ nghề dết thổ cẩm đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng, đặc biệt là khách du lịch ngoài tỉnh và quốc tế, như các loại mũ, nón, túi xách, khăn quàn cách tân… đã tạo ra xu thế mới trong phát triển nghề thổ cẩm phù hợp với giai đoạn lịch sử đương đại…

    Tuy nhiên những năm gần đây nghề dệt thổ cẩm truyền thống - một di sản văn hoá phi vật thể đã và đang có nguy cơ mai một, đứng trước nhiều thách thức, như: công tác quản lý, đầu tư, quy hoạch chưa đồng bộ; sản xuất phần lớn là tự phát và còn manh mún… Nguyên vật liệu (đầu vào), vốn hạn chế; nguồn nhân lực với trình độ, tay nghề thành thạo ít và có chiều hướng giảm dần; thị trường tiêu thụ sản phẩm (đầu ra) hạn hẹp, khép kín trong khuôn khổ bon/buôn… Sản phẩm thổ cẩm được tạo ra cơ bản đủ để phục vụ cho cá nhân, gia đình; chưa thể hiện là loại hàng hoá giao thương rộng rãi trên thị tường nhằm tạo nguồn thu nhập chủ đạo….

              Trước thực trạng về sự tồn tại, hạn chế của nghề dệt thổ cẩm như đã nêu trên, người viết đưa ra một vài quan điểm sau:

    Phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống hay nói cách khác là bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa thổ cẩm của người M’nông là thành tố góp phần vào sự nghiệp phát triển xã hội, giáo dục truyền thống; nâng cao vai trò, nhận thức giữ gìn bản sắc tinh hoa của cha ông (tinh thần cần cù, sáng tạo, chịu thương chịu khó, giá trị nhân văn thể hiện trong sản phẩm truyền thống…). Đây là bài toán khó, đòi hỏi phải có sự chung sức của toàn xã hội. Trước nguyên nhân, thực trạng trên chúng tôi đưa ra một vài quan điểm sau.

              Chú trọng đến công tác quy hoạch, bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu chế biến thổ cẩm tại chỗ. Ngoài vùng nguyên liệu ngoại tỉnh (hay nguyên liệu quốc gia) thì ưu tiên quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu địa phương cùng với phương án đầu tư, quy hoạch các loại giống cây nguyên liệu có chất lượng cao để cung cấp cho nghề thổ cầm truyền thống. Trong đó đặc biệt chú trọng áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến để gieo trồng, khai thác các loại nguyên liệu tại chỗ nhằm hạn chế rủi ro trong trồng trọt và giảm được giá thành về vốn mua nguyên liệu sản xuất thổ cẩm cho người dân.

      Bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của đồng bào M’nông cũng cần quan tâm tích cực đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; khuyến khích và hỗ trợ kinh phí cho các lớp tập huấn và các nghệ nhân trực tiếp mở lớp truyền nghề, các lớp đào tạo thợ lành nghề, giáo viên dạy nghề và các hoạt động tư vấn phát triển sản phẩm để tạo đầu ra cho thổ cẩm. Song cũng cần quan tâm đến vấn đề du lịch, xây dựng chương trình xúc tiến thương mại mặt hàng thổ cẩm bằng nhiều hình thức quảng bá trên mạng và các phương tiện thông tin đại chúng… nhằm giới sản phẩm làng nghề rộng rãi, hiệu quả hơn.

     Cần chú trọng đến mặt lợi ích và tạo được sự đồng thuận với người dân vì việc chia sẻ về mặt lợi ích là yếu tố cần thiết, tạo ra sự lành mạnh và công bằng giữa người làm thổ cẩm với các thương lái, nhà buôn… Họ dựa trên vốn văn hoá truyền thống, tư duy và sức lao động của người dân để kinh doanh. Nhưng nếu hoạt động kinh doanh thiếu lành mạnh, có sự chênh lệch về mặt lợi ích thì tất yếu nảy sinh phát triển làng nghề thiếu bền vững và nghề thổ cẩm truyền thống cũng có nguy cơ phá sản (mai một). Bên cạnh đó vấn đề quy hoạch, phát triển, bảo tồn và khai khác các sản phẩm thổ cẩm truyền thống phải nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng của nhân dân; tránh áp đặt, rằng buộc, để khai thác sức sáng tạo của nghệ nhân. Xong cần phát huy vai trò và sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế vào lĩnh vực bảo tồn phát triển nghề thổ cẩm; tuy nhiên chỉ ở mức độ tư vấn, định hướng, đầu tư là chủ đạo.

    Phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống trên cơ sở tuyên truyền vận động nhân dân vùng sâu, vùng xa nâng cao ý thức trách nhiệm của mình, của cộng đồng trong việc bảo lưu bản sắc cổ truyền cha ông; ban hành cơ chế chính sách phù hợp để tạo dựng môi trường thân thiện giữa chính quyền địa phương với các hộ dân làm nghề thổ cẩm, giữa sản phẩm thổ cẩm với người tiêu dùng, đặc biệt là khách du lịch. Trong quá trình ban hành cơ chế chính sách thì cũng lồng ghép những chương trình, kế hoạch tích cực để thổi hồn vào hoạt động của làng nghề được tự nhiên và đem lại hiệu quả về mặt kinh tế cũng như những giá trị văn hoá, nhằm cung ứng những sản phẩm thổ cẩm độc đáo, hấp dẫn cho người tiêu dùng.

              Xây dựng phương án, chương trình, kế hoạch tổ chức Lễ hội văn hóa thổ cẩm các dân tộc Đắk Nông theo định kỳ (có thể kết hợp cùng với việc tổ chức Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam) để duy trì xuyên suốt công tác quảng bá giá trị truyền thống, tinh hóa văn hóa cha ông thông qua lễ hội; tôn vinh vẽ đẹp văn hóa cổ truyền để đồng bào các dân tộc Đắk Nông tự hào về sản phẩm thổ cẩm mang cốt cán cha ông, tự tôn về bản sắc của nền văn hóa đã làm nên phong cách và diện mạo dân tộc mình; từ đó có ý thức tự giác bảo lưu và phát huy nghề dệt thổ cẩm.

              Bảo tồn nghề diệt thổ cẩm của đồng bào M’nông không phải là chúng ta bảo tồn nguyên trạng, mà cần có định hướng trong phát triển làng nghề với phương châm là bảo tồn và phát triển. Tức là cần thêm vào đó một số yếu tố của thời đại để phù hợp với xu thế mới, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhưng không làm lệch lạc truyền thống cổ kính cha ông, làm mờ nhạt bản sắc thuần túy văn hóa thổ cẩm. Ngoài ra, để phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống thì điều quyết định là phải có sự tham gia của chính quyền cơ sở cùng với nhân dân các dân tộc thiểu số Đắk Nông; xem cơ sở bon làng là địa bàn chiến lược cho sự tồn tại của không gian thổ cẩm, nhằm tạo ra cốt cán, xương sống bền chặt cho nghề thổ cẩm phát triển./

    Nguyễn Anh Bằng


    Bản in