Liên kết Web

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

0
8
9
8
7
7
0

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
0
2

  • Tin văn hóa
  • Những chuyển biến tích cực: Sau 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình  


    Ngày 1/8/2008, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) có hiệu lực thi hành. Đến nay, qua 10 năm triển khai thực hiện đã mang lại nhiều kết quả thiết thực, đáng ghi nhận. Trong đó, là sự vào cuộc, quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, ban ngành đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình hành động thiết thực, cụ thể làm thay đổi rõ nét nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vai trò vị trí của gia đình góp phần đẩy lùi tình trạng bạo lực gia đình, xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc trong thời kỳ công nghiệp hóa,  hiện đại hóa, nâng cao vị thế của người phụ nữ trong việc xây dựng gia đình và tích cực tham gia công tác xã hội.

    Công tác tuyên truyền Luật phòng, chống bạo lực gia đình được đẩy mạnh, triển khai thực hiện tốt

    Xác định tuyên truyền Luật phòng, chống bạo lực gia đình là một trong những nội dung quan trọng. Trong những năm qua, Ban chỉ đạo công tác gia đình của tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan thành viên, Ban chỉ đạo các huyện, thị xã tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện tốt công tác tuyên truyền góp trong xây dựng gia đình ở địa phương.

    Là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo đã chủ động tuyên truyền lồng ghép thông qua các buổi thông tin lưu động, các đội chiếu bóng lưu động, phổ biến giới thiệu sách báo, trưng bày, triển lãm qua các buổi giao lưu, biểu diễn văn nghệ. Tổ chức biên soạn, in ấn 4.350 cuốn tài liệu; cấp phát 3.800 tờ rơi; thực hiện 3.016 băng rôn tuyên truyền về công tác gia đình. Tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình; Tổ chức 05 Hội thi Tìm hiểu Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Hội thi gia đình văn hóa và thể thao; xây dựng gia đình hạnh phúc. Hội thi nấu ăn..tạo sân chơi lành mạnh cho các gia đình tham gia, tạo sự đoàn kết, học hỏi lẫn nhau giữa các gia đình về xây dựng gia đình hạnh phúc, gia đình nuôi con khỏe, dạy con ngoan, gia đình phát triển kinh tế.

     

     

    Đ/c Phan Công Việt - Phó Giám đốc Sở VHTTDL báo cáo 10 thi hành Luật phòng, chống bạo lực trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

     Các cơ quan là thành viên của Ban chỉ đạo công tác gia đình tỉnh đã triển khai các hoạt động cụ thể: Sở Tư pháp đã tham mưu tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt nội dung của Luật phòng, chống bạo lực gia đình cho hơn 1.000 lượt người tham dự; phát hành hơn 80 ngàn cuốn Bản tin Tư pháp, cấp phát miễn phí đến tận thôn, bon, buôn, bản, tổ dân phố và các đơn vị trên địa bàn tỉnh; in ấn, cấp phát miễn phí hơn 150 ngàn tờ gấp pháp luật dưới dạng hỏi/đáp đến toàn thể cán bộ và nhân dân ở cơ sở trong đó có nội dung phòng, chống bạo lực gia đình. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Nông xây dựng và phát sóng hơn 100 Chuyên đề, Chuyên mục Pháp luật với đời sống, nhằm tuyên truyền và giải đáp pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình; bình đẳng giới; các lĩnh vực về hôn nhân, gia đình. Công an tỉnh tổ chức phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, tích cực vận động nhân dân tham gia đấu tranh và tố giác tội phạm, lồng ghép phòng, chống bạo lực gia đình với các phong trào: xây dựng gia đình theo 4 chuẩn mực “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”; cuộc vận động xây dựng gia đình hạnh phúc “5 không, 3 sạch”… tuyên truyền cung cấp thông tin kiến thức về pháp luật, hôn nhân và gia đình. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em tại 15 trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh, thu hút hàng nghìn lượt học sinh, giáo viên tham gia. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các đơn vị giáo dục lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình, các nội dung học tập giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, trải nghiệm sáng tạo vào các chương trình chính khóa. Tổ chức các buổi ngoại khóa tuyên truyền ý nghĩa của ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3) Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Tuyên truyền, giáo dục về vai trò, ý nghĩa của đạo đức lối sống cách ứng xử tốt đẹp trong gia đình. Nâng cao nhận thức trách nhiệm của gia đình, cộng đồng trong phòng, chống bạo lực gia đình, phát hiện xử lý kịp thời hành vi bạo lực gia đình.

     Bên cạnh đó, các huyện, thị xã tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Phòng Văn hóa - Thông tin, Phòng Tư pháp đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương lồng ghép tuyên truyền tại các buổi hội nghị, hội thảo, tập huấn, các buổi chiếu bóng lưu động, treo băng rôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích. Qua đó, đã thực hiện 2.500 băng rôn, khẩu hiệu; 1.000 cuộc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, hội nghị tập huấn, nói chuyện chuyên đề; tuyên truyền bằng xe thông tin lưu động được 300 buổi; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng được 575 phóng sự, tin, bài.

    Trong 10 năm qua, trên địa bàn tỉnh có 1.838 vụ bạo lực gia đình; trong đó, người gây bạo lực là nam giới có 1.745 vụ (chiếm 94,9%), nữ 93 vụ (chiếm 5,1%). Hình thức bạo lực gia đình: bạo lực thân thể 993 vụ (chiếm 54%), bạo lực tinh thần 620 vụ (chiếm 33,7%), bạo lực kinh tế 141 vụ (chiếm 7,7%), bạo lực tình dục 84 vụ (chiếm 4,6 %). Nạn nhân bị bạo lực gia đình chủ yếu là nữ giới 1.532 vụ (chiếm 83,4 %), nam giới 93 vụ (chiếm 5,1%). Độ tuổi nạn nhân bị bạo lực gia đình dưới 16 tuổi có 135 vụ (chiếm 7,3%), nữ đủ 60 tuổi trở lên có 78 vụ (chiếm 4,2 %).  Số vụ bạo lực gia đình Công an tỉnh đã tiến hành điều tra, xử lý 30 vụ.  Do làm tốt công tác tuyên truyền số vụ bạo lực gia đình giảm theo từng năm, góp phần làm ổn định cuộc sống của người dân, xây dựng gia đình hạnh phúc.

    Mô hình Câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình được thành lập và triển khai có hiệu quả.

    Để thực hiện tốt công tác Phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND các huyện, thị xã thành lập và duy trì hoạt động các mô hình câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình. Đây là giải pháp hiệu quả, thiết thực trong công tác phòng, chống BLGĐ là xây dựng những mô hình, CLB và địa chỉ tin cậy

    Thời gian sinh hoạt  câu lạc bộ có thể định kỳ 1 tháng một lần hoặc 2 tháng 1 lần. Nội dung sinh hoạt với nhiều nội dung như: chăm sóc người cao tuổi, nuôi dạy con, phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao kiến thức về pháp luật, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình… nhằm chia sẻ những tâm tư, vướng mắc trong cuộc sống, trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế, với nhiều hình thức sinh hoạt đa dạng, hấp dẫn như: tọa đàm, hái hoa dân chủ, văn hóa, văn nghệ…tạo một môi trường sinh hoạt văn hóa lành mạnh, giúp cho những người phụ nữ bị bạo hành đã tìm được chỗ dựa, mạnh dạn lên tiếng về những oan ức, đau đớn, dám đối mặt với hoàn cảnh và biết mình không đơn độc trong việc nói không với bạo lực gia đình. Chính những hoạt động ý nghĩa như thế đã động viên chị em cùng nhau cố gắng nỗ lực để vượt lên hoàn cảnh.

    Sau khi Câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình được ra đời, nhiều mâu thuẫn trong  gia đình đã được ngăn chặn kịp thời, nguy cơ bạo hành giới cũng giảm đáng kể, nhiều nạn nhân đã trở thành những tuyên truyền viên, hòa giải viên trong các vấn đề chống bạo lực của phường. Đến nay, Câu lạc bộ đã trở thành điểm đến thường xuyên và tin cậy của nhiều người đàn ông, họ được các thuyết trình viên hướng dẫn sinh hoạt định kỳ hàng tháng với nhiều nội dung phong phú khác nhau. Mục đích là nhằm nâng cao vai trò và thay đổi nhận thức, hành vi của nam giới trong gia đình. Tham gia câu lạc bộ sẽ giúp họ có tinh thần, trách nhiệm vượt qua khó khăn, áp lực của hoàn cảnh, tham gia các hoạt động xã hội để bản thân ngày càng có ích hơn. Các câu lạc bộ là nơi để giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình hạnh phúc, cung cấp kiến thức, kỹ năng nhận diện tình trạng bạo lực gia đình và ngăn ngừa, ứng xử, giải quyết mâu thuẫn, xung đột, không để xảy ra các vụ bạo lực gia đình nghiêm trọng.

    Đến nay, toàn tỉnh có 71/71 xã, phường, thị trn triển khai thực hiện công tác phòng, chng bạo lực gia đình với 49 Câu lạc bộ, nhóm phòng, chống bạo lực gia đình (gồm có 1.960 thành viên tham gia); 175 địa chỉ tin cậy tại cộng đng, 786 tổ hòa giải ở cơ sở, 61 câu lạc bộ “Gia đình phát triển bền vững”, “Gia đình văn hóa”, “Ông bà, mẫu mực, con cháu thảo hiền”, “xây dựng gia đình không có bạo lực”, “Gia đình không có tệ nạn xã hội”; thị xã Gia Nghĩa đã thành lập và duy trì hoạt động 15 CLB phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó xã Đắk Nia có 5 CLB được thành lập và duy trì từ năm 2008 đến nay; Huyện Đắk Mil đã phối hợp với Trung tâm y tế thành lập được 8/10 “Cơ sở hỗ trợ, tư vấn nạn nhân bị bạo lực gia đình” và làm tốt công tác bố trí, nơi tạm lánh, tư vấn và điều trị cho các nạn nhân bị bạo lực gia đình tại các trạm y tế xã, thị trấn.

    Với những kết quả đã đạt được trong những năm qua, tin tưởng Công tác gia đình và việc triển khai thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Đắk Nông ngày càng chuyển biến tích cực, giảm số vụ bạo lực gia đình góp phần xây dựng tỉnh Đắk Nông ngày càng giàu đẹp.

     


    Bản in