Liên kết Web

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

0
8
9
8
7
7
0

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
0
2

  • Cải cách hành chính
  • Cấu trúc nền tảng địa chỉ số và nguyên tắc gắn địa chỉ số  


    CẤU TRÚC NỀN TẢNG ĐỊA CHỈ SỐ VÀ NGUYÊN TẮC GÁN ĐỊA CHỈ SỐ

    (Kèm theo Kế hoạch số:270/KH-UBND ngày 26/5/2022

    của UBND tỉnh Đắk Nông)

    1. Các khái niệm

    1.1. Địa chỉ số là tập hợp thông tin nhằm xác định vị trí, tọa độ của một địa danh hoặc một đối tượng bất kỳ gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Đối tượng được gán địa chỉ số).

    1.2. Đối tượng được gán địa chỉ số (gọi tắt là đối tượng) là nhà ở, trụ sở, cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình xây dựng, địa danh hoặc bất cứ cấu trúc vật lý gắn liền với đất nào cần xác định vị trí để phục vụ nhu cầu đa dạng của người dân, doanh nghiệp, nhà nước và toàn xã hội. Đối tượng gán địa chỉ số được phân loại trong Phụ lục II kèm theo.

    1.3. Mã địa chỉ số được biểu diễn dưới dạng ký tự số, dễ nhớ, dễ sử dụng, đảm bảo tính duy nhất và có thể thay thế địa chỉ hành chính (nếu cần).

    2. Cấu trúc địa chỉ số

    Địa chỉ số bao gồm Mã địa chỉ số và các trường thông tin địa chỉ số

              2.1. Mã địa chỉ số: gồm tập hợp 10 (mười) ký tự số, xác định đối tượng được gán địa chỉ số, cụ thể:

    - Năm (05) ký tự số đầu gọi là Mã khu vực, xác định đơn vị hành chính cấp phường, xã và đơn vị hành chính tương đương.

    - Năm (05) ký tự số tiếp theo gọi là Mã mở rộng, được gán ngẫu nhiên đến từng Đối tượng cụ thể.

    Cấu trúc Mã địa chỉ số thể hiện trong hình sau:

    Cấu trúc địa chỉ số

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

     

    khu vực

    (tổ hợp 0-9, gán đến đơn vị hành chính cấp xã)

    Mã mở rộng

    (tổ hợp 0-9, gắn ngẫu nhiên tới từng địa chỉ vật lý cụ thể trong phạm vi khu vực)

    Được gán đến từng đơn vị hành chính cấp phường/xã.

    Được gán đến từng nhà ở, trụ sở, công trình, địa điểm cần gán địa chỉ. Duy nhất cho mỗi khu vực

      1. Các trường thông tin địa chỉ số

    a) Các trường thông tin cơ bản

    (1) Tên hoặc dấu hiệu nhận biết Đối tượng: là tên, mã số (nếu có) hoặc miêu tả đặc điểm, dấu hiệu nhận biết của đối tượng được gán địa chỉ số.

    (2) Địa chỉ hành chính hoặc khu vực hành chính của Đối tượng: là địa chỉ hành chính (nếu có) như số nhà, tên đường, …, hoặc thông tin khu vực hành chính của Đối tượng (như thôn,xóm; xã, phường, thị trấn; huyện, thành phố; tỉnh).

    (3) Loại đối tượng: thông tin về loại của Đối tượng được gán địa chỉ số theo quy định phân loại tại Phụ lục I Kế hoạch này.

    (4) Tọa độ địa chỉ: là kinh độ, vĩ độ của vị trí cho phép tiếp cận Đối tượng được gán địa chỉ số từ đường giao thông (cổng vào, lối vào của Đối tượng); Trường hợp Đối tượng có cổng/cửa vào lớn thì lấy tọa độ vị trí trung tâm của cổng/cửa vào của Đối tượng làm tọa độ của địa chỉ.

    b) Các trường thông tin nâng cao:

    (1) Tên, số điện thoại di động, email của chủ sở hữu đối tượng được gán địa chỉ số (đối với địa chỉ nhà ở, cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình của cá nhân, hộ gia đình).

    (2) Tên, số điện thoại di động, email của người đại diện theo pháp luật của tổ chức sở hữu đối tượng được gán địa chỉ số (đối với địa chỉ trụ sở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc công trình thuộc sở hữu tập thể).

    (3) Tên, số điện thoại di động, email của người đang sử dụng/quản lý đối tượng được gán địa chỉ số.

              (4)  Phối hợp với doanh nghiệp triển khai Nền tảng địa chỉ số nghiên cứu, bổ sung các trường thông tin nâng cao để tăng giá trị sử dụng Nền tảng địa chỉ số phù hợp nhu cầu khai thác, sử dụng và phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số. 

    3. Nguyên tắc gán địa chỉ số

    3.1. Một Đối tượng nếu có nhiều lối tiếp cận (lối vào) khác nhau từ đường giao thông (ví dụ cổng trước, cổng sau của 1 ngôi nhà) thì có thể được gán nhiều địa chỉ số; mỗi địa chỉ tương ứng với một lối tiếp cận Đối tượng.

    3.2. Đối với Đối tượng có nhiều địa chỉ số (có nhiều lối tiếp cận/lối vào) thì trường thông tin về “Tên hoặc dấu hiệu nhận biết đối tượng” của mỗi địa chỉ số của Đối tượng đó cần ghi rõ thông tin phân biệt (ví dụ: cổng trước hoặc cổng sau của Toà nhà xxx).

    3.3. Đối với loại Đối tượng có kết cấu theo chiều dài tiếp giáp dọc đường giao thông và có thể tiếp cận đối tượng từ bất cứ chỗ nào dọc đoạn đường giao thông đó (ví dụ 1 quả đồi, công viên có đường vòng quanh và không có hàng rào) thì cách gán địa chỉ số cho Đối tượng áp dụng như đối với đường giao thông (đường phố, ngõ, ngách, …), theo đó địa chỉ số của Đối tượng sẽ gồm địa chỉ điểm đầu, địa chỉ điểm cuối và địa chỉ các nút giao, cắt của con đường./.


    Bản in